TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
THẮP SÁNG TƯƠNG LAI

MIỄN PHÍ HỌC PHÍ

Tài trợ 100% học phí kỳ 1 năm nhất với hệ Cao đẳng, hoàn trả 100% học phí toàn khoá học với hệ Trung cấp

MIỄN PHÍ KÝ TÚC XÁ

Điện nước
sinh hoạt

XÉT TUYỂN

Học bạ

MIỄN PHÍ 420 GIỜ

Học Tiếng Anh định
hướng Toeic cho
SV hệ Cao Đẳng

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

ĐĂNG KÝ NGÀNH TƯ VẤN

Hạn đóng đơn đăng ký đợt 1: 30/6

TUYỂN SINH 2023

HỆ CAO ĐẲNG

Điều kiện:
- Tốt nghiệp THPT
- Đào tạo 2.5 năm
- Miễn phí học kỳ 1 năm 1

HỆ TRUNG CẤP

Điều kiện:
- Tốt nghiệp THCS/THPT
- Đào tạo 1.5 năm
- Hoàn trả 100% học phí

*Đặc biệt: hệ 3 năm tốt nghiệp trung cấp nghề và THPT

ĐĂNG KÝ NGAY

Giới Thiệu

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ

Tập đoàn dầu khí bồi dưỡng nghiệp vụ tại trường

80% CÁN BỘ

Được giới thiệu việc làm
sau tốt nghiệp

100% HỌC VIÊN

Giảng viên

200+

Học viên

500.000+

Chương trình đào tạo

150+

Đào tạo chính quy

3 TRỤ SỞ

Hình thành & Phát Triển

47 NĂM

CƠ SỞ VẬT CHẤT

Hiện đại hàng đầu Việt Nam

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

✈ TẠI TP. VŨNG TÀU
120 Trần Phú, Phường 5, TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

THÔNG TIN LIÊN HỆ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ

✈ TẠI TP. BÀ RỊA
762 CMT8, Phường Long Toàn, TP. Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

✎ Đăng Ký
Xét Tuyển

✆ Đăng Ký Gọi
Tư Vấn

⌨ Quy Chế
Tuyển Sinh

KIẾN THỨC ĐÀO TẠO
• Chế tạo phôi hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ bằng mỏ cắt khí bằng tay, máy cắt khí con rùa, cắt plasma cầm tay;
• Có sự hiểu biết về các vị trí hàn (1G, 2G, 3G, 4G, 1F, 2F, 3F, 4F, 5G, 6G, 6GR);
• Hiểu được các ký hiệu vật liệu hàn, ký hiệu các mối hàn; phương pháp hàn trên bản vẽ kỹ thuật, quy trình hàn, lựa chọn vật liệu cơ bản; áp dụng vào thực tế sản xuất;
• Nắm được phạm vi ứng dụng của các phương pháp hàn (SMAW, MAG/MIG, TIG, FCAW);
• Trình bày được Nguyên lý, cấu tạo và vận hành các thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, TIG, FCAW);
• Giải thích được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản;
• Hiểu được quy trình hàn áp dụng vào thực tế của sản xuất;
• Tính toán được chế độ hàn hợp lý;
• Trình bày được các khuyết tật của mối hàn (SMAW, MAG/MIG, TIG) nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa;
• Biết các biện pháp an toàn phòng cháy, chống nổ và cấp cứu người khi bị tai nạn xẩy ra;
• Biết phân tích, tổng hợp, đánh giá tiến độ thi công.

KỸ NĂNG
• Chế tạo được phôi hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ bằng mỏ cắt khí bàng tay, máy cắt khí con rùa;
• Gá lắp được các kết hàn theo các vị trí khác nhau theo yêu cấu kỹ thuật;
• Vận hành, điều chỉnh được chế độ hàn trên máy hàn (SMAW, MAG/MIG,TIG);
• Đấu nối được thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, TIG) một cách thành thạo;
• Chọn được chế độ hàn hợp lý cho các phương pháp hàn (SMAW, MAG/MIG,TIG);
• Hàn được các mối hàn bằng phương pháp hàn Hồ quang tay (SMAW), có kết cấu đơn giản đến phức tạp, như mối hàn góc (1F – 3F), mối hàn giáp mối từ (1G – 3G), của thép các bon thường, có chất lượng mối hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ;
• Hàn được các mối hàn MAG/ MIG vị tri hàn 1F- 3F, 1G - 3G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
• Hàn được các mối hàn TIG cơ bản;
• Sửa chữa được các mối hàn bị sai hỏng, biết nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
• Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công hàn;
• Bảo dưỡng được thiết bị, dụng cụ và phòng chống cháy nổ của nghề Hàn;
• Quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm lao động;

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
• Kỹ thuật viên công nghệ hàn trình độ trung cấp chuyên nghiệp và có thể làm việc tại các cơ sở chế tạo máy, thiết bị và gia công kim loại hoặc có thể làm việc trong cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến Công nghệ hàn.

GIÁ TRỊ BẰNG CẤP
• Bằng Trung cấp.
• Người học đạt trình độ bậc 4 theo khung trình độ Quốc gia Việt Nam.




HÀN

KIẾN THỨC ĐÀO TẠO
• Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của các linh kiện điện tử cơ bản, thiết bị đo lường tự động hóa, các bộ điều khiển chuyên dùng.
• Các kí hiệu, biểu tượng của linh kiện điện – điện tử, thiết bị đo lường tự động hóa và các bộ điều khiển chuyên dùng trên các bản vẽ kĩ thuật.
• Phân tích nguyên nhân dẫn đến hư hỏng/lỗi các thiết bị đo lường tự động hóa và các bộ điều khiển chuyên dùng.
• Ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề.
• Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện lắp đặt, bảo dưỡng hoặc sửa chữa/thay mới thiết bị đo lường tự động hóa;
• Giám sát và đánh giá quá trình thực hiện lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị đo lường tự động hóa do một nhóm thực hiện.
• Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam trong giao tiếp hằng ngày;
• Những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn.
• Sử dụng được phần mềm Microsoft office để soạn thảo, lập báo cáo, bảng tính và trình chiếu slide ở mức độ cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc.
• Sử dụng được các phần mềm chuyên dụng đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp.

KỸ NĂNG
• Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động thích hợp trong từng loại công việc và vệ sinh công nghiệp theo đúng qui định;
• Vận dụng flowchart, tư duy logic để khắc phục được sự cố của hệ thống điều khiển.
• Lắp đặt được một vòng điều khiển theo đúng bản vẽ kĩ thuật;
• Hiệu chuẩn được các thiết bị trong một vòng điều khiển theo qui trình;
• Vận hành được một mạch điều khiển/hệ thống điều khiển theo qui trình và đánh giá được tình trạng của mạch/hệ thống điều khiển;
• Khắc phục được lỗi xảy ra trong một vòng điều khiển.
• Tổ chức được một cuộc họp an toàn (toolbox meeting) trước khi tiến hành công việc cho một nhóm/đội;
• Triển khai được kế hoạch thực hiện công việc đến tất cả thành viên trong nhóm.
• Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam trong giao tiếp hằng ngày;
• Ứng dụng được ngoại ngữ vào việc đọc và thuyết minh các kí hiệu trên bản vẽ P&ID, sổ tay thiết bị của nhà sản xuất và hệ thống điều khiển.
• Chủ động lập kế hoạch thực hiện công việc trong các điều kiện làm việc khác nhau và ứng dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;
• Phối hợp làm việc nhóm để hoàn thành công việc theo đúng kế hoạch.
• Có khả năng hướng dẫn, giám sát người cấp dưới thực hiện công việc trong phạm vi ngành, nghề phụ trách;
• Sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm trước tập thể về công việc mình phụ trách chính.
• Đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành.
• Đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của các thành viên trong nhóm.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
• Vận hành hệ thống điều khiển tự động hóa;
• Lắp ráp hệ thống điều khiển tự động hóa
• Bảo dưỡng hệ thống tự động hóa
• Hiệu chuẩn thiết bị đo lường tự động hóa
• Xử lý lỗi hệ thống điều khiển tự động hóa

GIÁ TRỊ BẰNG CẤP
• Bằng Cao đẳng (danh hiệu Kỹ sư thực hành)
• Đạt bậc 5 theo khung trình độ quốc gia nghề sữa chữa thiết bị tự động hoá

SỬA CHỮA THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HOÁ

KIẾN THỨC ĐÀO TẠO
• Nắm được nguyên lý cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của các thiết bị chế biến dầu khí như: thiết bị tách, các loại máy bơm, máy nén khí, van công nghiệp, lò gia nhiệt, thiết bị trao đổi nhiệt, lò hơi, tuabin hơi, động cơ đốt trong...;
• Các qui trình tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị chế biến dầu khí từ tiểu tu, trung tu đến đại tu;
• Qui trình vận hành các máy gia công cơ khí như: máy tiện, máy phay, máy cưa, máy khoan, máy mài…;
• Qui trình sửa chữa các chi tiết như các chi tiết dạng trục, các chi tiết dạng lỗ, bánh răng, bạc, … bằng các phương pháp gia công cơ khí như: nguội, tiện, khoan, hàn;
• Các nguyên tắc an toàn và xử lý được các sự cố trong trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí;
• Phân tích nguyên nhân những dấu hiệu hư hỏng, qui trình kiểm tra, sửa chữa, thay thế các chi tiết, cụm chi tiết và toàn bộ thiết bị;
• Phân tích các đặc tính kỹ thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết; chỉ ra được các chi tiết, cụm chi tiết có thể thay thế tương đương;
• Tiếng anh giao tiếp và chuyên ngành;
• Vi tính văn phòng.

KỸ NĂNG
• Vận hành các máy gia công cơ khí. Biết cách tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị
• Chỉ ra được các nguyên tắc an toàn và xử lý được các sự cố trong trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí;
• Sử dụng các thiết bị an toàn trong nghề, đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
• Tổ chức tổ, nhóm trong các hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế cũng như các hoạt động tìm hiểu công nghệ mới của nghề;
• Kỹ năng Giao tiếp Tiếng Anh, dịch các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành;

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
• Làm việc tại các nhà máy lọc hoá dầu, nhá máy hoá chất, nhà máy điện;
• Làm việc trong các nhà máy của Tập đoàn dầu khí Việt Nam và nước ngoài cũng như các nhà máy có các thiết bị liên quan.
• Làm việc trong các công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp

GIÁ TRỊ BẰNG CẤP
• Bằng Cao đẳng (Công nhận danh hiệu Kỹ sư thực hành)
• Đạt bậc 5 theo khung trình độ quốc gia nghề sữa chữa thiết bị chế biến dầu khí

SỬA CHỮA THIẾT BỊ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ

KIẾN THỨC ĐÀO TẠO
• Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, công dụng và thông số kỹ thuật các cụm thiết bị & thiết bị thiết bị khai thác;
• Quy trình vận hành các thiết bị khai thác; Quy trình vận hành các hệ thống phụ trợ như: hệ thống khí nén, hệ thống máy bơm, hệ thống cấp nước;
• Nguyên lý điều khiển các thông số, chế độ vận hành thiết bị khai thác dầu khí;
• Các yêu cầu an toàn, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy cơ bản khi làm việc ở các giàn khai thác dầu khí cũng như trong các xưởng thiết bị khai thác dầu khí; các nhà máy hoặc trạm trung chuyển
• Các ứng dụng công nghệ tự động hóa và có các kiến thức cơ bản hòa nhập với công nghệ 4.0 trong sản xuất;
• Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
• Các phương pháp xử lý và bảo vệ môi trường ứng dụng trong công nghiệp dầu khí.
• Tiếng Anh chuyên ngành, văn phòng
• Vi tính văn phòng

KỸ NĂNG
• Chuẩn bị được các dụng cụ thiết bị trong hệ thống khai thác dầu khí.
• Nhận dạng được vị trí cụm thiết bị & thiết bị khai thác tại hiện trường.
• Vận hành được thiết bị trong hệ thống khai thác dầu khí theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn.
• Quan sát, kiểm tra và đánh giá được tình trạng làm việc của dụng cụ, thiết bị khai thác dầu khí.
• Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị đúng theo quy trình kỹ thuật.
• Xử lý được các tình huống sự cố thông thường và bất thường.
• Báo cáo được chính xác các thông tin khi vận hành.
• Ghi nhật ký, báo cáo vận hành.
• Sử dụng được các thiết bị bảo hộ an toàn lao động, thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản.
• Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
• Giao tiếp được bằng tiếng Anh căn bản, đọc được các tài liệu tiếng anh kỹ thuật. Đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
• Vận hành viên trên các công trình dầu khí (giàn khai thác, tàu chứa dầu, cụm trung chuyển, ...) của các nhà thầu, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
• Bảo dưỡng thiết bị liên quan đến công nghệ & thiết bị khai thác dầu khí.
• Cụ thể ở các vị trí: Vận hành thiết bị nhiệt; Vận hành hệ thống thiết bị tách; Vận hành hệ thống thiết bị quay; Vận hành thiết bị tĩnh; Vận hành thiết bị phụ trợ.

GIÁ TRỊ BẰNG CẤP
• Bằng Kỹ sư thực hành
• Đạt bậc 5 theo khung trình độ quốc gia nghề Vận hành thiết bị khai thác dầu khí



4. VẬN HÀNH THIẾT BỊ KHAI THÁC DẦU KHÍ

KIẾN THỨC ĐÀO TẠO
• Nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo lường tự động hóa, các bộ điều khiển, các mạch điện tử cơ bản, các cơ cấu chấp hành và các thiết bị tự động chuyên dùng;
• Quy trình sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn, lắp đặt các thiết bị đo lường tự động hóa;
• Các thông số kỹ thuật đặc trưng của các thiết bị đo lường tự động hóa, các thiết bị tự động chuyên dùng;
• Những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất;
• Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động.

KỸ NĂNG
• Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường và an toàn làm việc với thiết bị đo lường tự động hóa theo quy định của pháp luật trong thi công lắp đặt, hiệu chuẩn các thiết bị trong hệ thống điều khiển tự động hóa;
• Chuẩn bị được được vật tư, thiết bị để phục vụ cho công tác lắp đặt, hiệu chuẩn các thiết bị đo lường tự động hóa;
• Thực hiện được việc bố trí, lắp đặt thiết bị đo lường tự động hóa theo bản vẽ kĩ thuật;
• Hiệu chuẩn được các thiết bị đo lường tự động hóa theo đúng quy trình kỹ thuật theo qui định của pháp luật Việt Nam;
• Vận hành được các thiết bị đo lường tự động hóa và hệ thống điều khiển theo đúng qui trình;
• Lập được báo cáo sau khi lắp đặt và hiệu chuẩn các thiết bị đo lường tự động hóa;
• Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
• Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
• Nhân viên vận hành hệ thống điều khiển tự động hóa;
• Nhân viên lắp ráp hệ thống điều khiển tự động hóa
• Nhân viên bảo dưỡng hệ thống tự động hóa
• Nhân viên hiệu chuẩn thiết bị đo lường tự động hóa

GIÁ TRỊ BẰNG CẤP
• Bằng Trung cấp.
• Người học đạt trình độ bậc 4 theo khung trình độ Quốc gia Việt Nam.


NGHỀ SỬA CHỮA THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HOÁ

KIẾN THỨC ĐÀO TẠO
• Quy trình lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh, vận hành và bảo trì hệ thống thiết bị cơ điện như các máy công cụ và máy công nghiệp dùng chung;
• Cấu tạo, nguyên lý làm việc và các yêu cầu kỹ thuật khi vận hành các thiết bị cơ điện trong công nghiệp;
• Các biện pháp an toàn và bảo hộ lao động trong thi công, bảo trì các thiết bị cơ điện
• Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất.

KỸ NĂNG
• Thực hiện đúng các biện pháp an toàn và bảo hộ lao động trong thi công các công trình lắp đặt thiết bị điện;
• Lắp đặt, vận hành thử và bàn giao được hệ thống thiết bị cơ điện trong các cơ sở sản xuất;
• Thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ, bảo dưỡng dự phòng và sửa chữa cơ bản các thiết bị cơ điện để duy trì hệ thống thiết bị cơ điện hoạt động ổn định, đảm bảo các thông số kỹ thuật;
• Giám sát được tình trạng kỹ thuật của các chi tiết và cụm chi tiết trong các hệ thống truyền động cơ khí, điện, cơ cấu an toàn và phanh hãm trong quá trình vận hành;
• Theo dõi tình trạng kỹ thuật trong quá trình hoạt động, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường của các thiết bị cơ điện;
• Xử lý được các sự cố kỹ thuật điển hình và phổ biến, thay thế các chi tiết và bộ phận hư hỏng đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống;
• Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xứ lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.
• Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
• Công nhân vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị công nghiệp tại các phân xưởng hoặc tại phòng kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất;
• Nhân viên tại các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ bảo trì,bảo dưỡng các thiết bị cơ điện;
• Nhân viên bảo trì, lắp đặt tại các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ điện;

GIÁ TRỊ BẰNG CẤP
• Bằng Trung cấp.
• Người học đạt trình độ bậc 4 theo khung trình độ Quốc gia Việt Nam.


BẢO TRÌ THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN

KIẾN THỨC ĐÀO TẠO
• Cấu tạo, ứng dụng và nguyên lý vận hành của các thiết bị cơ khí cơ bản thường gặp;
• Sơ đồ công nghệ của hệ thống; Giải thích được mối tương quan giữa các thông số vận hành thiết bị, công nghệ và chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của các hệ thống chế biến vật lý và hóa học cơ bản có trong công nghệ chế biến dầu khí;
• Phân tích được các yêu cầu an toàn, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy cơ bản khi làm việc ở nhà máy;
• Các phương pháp xử lý và bảo vệ môi trường ứng dụng trong công nghiệp dầu khí;
• Ứng dụng công nghệ tự động hóa và có các kiến thức cơ bản hòa nhập với công nghệ 4.0 trong sản xuất của nghề;
• Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

KỸ NĂNG
• Thực hiện các thao tác vận hành thiết bị, triển khai các qui trình vận hành các thiết bị, cụm thiết bị, các phân xưởng công nghệ có trong nhà máy;
• Tổ chức thực hiện được các qui trình vận hành: khởi động, ngừng hoạt động, xử lý sự cố các hệ thống công nghệ của phân xưởng, nhà máy;
• Truy vấn được các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm từ hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm;
• Sử dụng được thành thạo các thiết bị bảo hộ an toàn lao động, thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản;
• Báo cáo được chính xác các thông tin khi vận hành;
• Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
• Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
• Vận hành thiết bị, công nghệ trong các nhà máy hóa chất, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất các loại hóa chất
• Vận hành viên tại các công trình dầu khí, nhà máy lọc dầu, hóa dầu,vận chuyển & kinh doanh sản phẩm dầu khí, các nhà máy sản xuất dầu nhờn…
• Vận hành viên tại các khu công nghiệp phụ trợ như lò hơi, cung cấp nước…hoặc công nhân vận hành thiết bị nhiệt

GIÁ TRỊ BẰNG CẤP
• Bằng Kỹ sư thực hành
• Đạt bậc 5 theo khung trình độ quốc gia nghề vận hành thiết bị chế biến dầu khí

VẬN HÀNH THIẾT BỊ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ

KIẾN THỨC ĐÀO TẠO
• Nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong nghề Điện công nghiệp;
• Nhận biết được cố thường gặp trong quá trình vận hành các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp và hướng giải quyết;
• Đọc các bản vẽ thiết kế điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;
• Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ
dùng điện cụ thể (một phân xưởng, một hộ dùng điện);
• Vận dụng được các nguyên tắc lắp ráp, sửa chữa thiết bị điện vào hoạt động thực tế.

KỸ NĂNG
• Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;
• Sửa chữa, bảo trì được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo
đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
• Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống
điều khiển tự động thông thường;
• Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động;

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
• Nhân viên vận hành hệ thống điện
• Nhân viên lắp ráp thi công hệ thống điện
• Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì được các thiết bị điện

GIÁ TRỊ BẰNG CẤP
• Bằng Trung cấp.
• Người học đạt trình độ bậc 4 theo khung trình độ Quốc gia Việt Nam.




ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

HÌNH THỨC TUYỂN SINH
- Hệ Cao đẳng: Xét tuyển học bạ THPT
- Hệ Trung cấp: Xét tuyển học bạ THCS/THPT

ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
- Hệ Cao đẳng: học sinh tốt nghiệp THPT
- Hệ Trung cấp: học sinh tốt nghiệp THCS/THPT

CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
1. Hệ Cao đẳng:

- Sửa chữa thiết bị tự động hóa
- Sữa chữa thiết bị chế biến dầu khí
- Vận hành thiết bị chế biến dầu khí
- Vận hành thiết bị khai thác dầu khí

2. Hệ Trung cấp:
- Sửa chửa thiết bị tự động hóa
- Bảo trì thiết bị cơ điện
- Điện công nghiệp
- Hàn

THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Hệ Cao đẳng: 2,5 năm
- Hệ Trung cấp: 1,5 năm
**Đặc biêt: Hệ 3 năm tốt nghiệp Trung cấp Nghề và THPT.

HỒ SƠ XÉT TUYỂN VÀ NHẬP HỌC
- 01 Phiếu đăng ký dự tuyển được cung cấp tại các văn phòng tuyển sinh của Trường hoặc thí sinh có thể tải về trực tiếp tại Webside: tuyensinh.pvmtc.com.vn hoặc tải về tại đây
- 01 Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp THPT/THCS hoặc giấy chứng nhận tốt nghiêp tạm thời
- 01 bản sao có chứng thực học bạ THPT/THCS
- Giấy chứng nhận thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng ưu tiên ( nếu có)

HÌNH THỨC DỰ TUYỂN
- Nộp hồ sơ trực tiếp
- Nộp hồ sơ qua mạng: Zalo, Facebook, Website Trường ( Bổ sung hồ sơ khi nhập học)

HỌC PHÍ VÀ CÁC KHOẢN PHÍ
- Lệ phí nhập học: Miễn phí
- Học phí hệ trung cấp: Miễn phí 100%
- Học phí hệ Cao đẳng: Miễn phí năm đầu tiên.
**Miễn phí ký túc xá, tiền điện, nước sinh hoạt

Tải về Form Đăng Ký Dự Tuyển: https://drive.google.com/file/d/1T4piKEZiwWMh4O97O8H9QXfBDPxOCHZn/view



QUY CHẾ TUYỂN SINH 2022

KIẾN THỨC ĐÀO TẠO
• Nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong nghề Điện công nghiệp;
• Nhận biết được cố thường gặp trong quá trình vận hành các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp và hướng giải quyết;
• Đọc các bản vẽ thiết kế điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;
• Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ
dùng điện cụ thể (một phân xưởng, một hộ dùng điện);
• Vận dụng được các nguyên tắc lắp ráp, sửa chữa thiết bị điện vào hoạt động thực tế.

KỸ NĂNG
• Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;
• Sửa chữa, bảo trì được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo
đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
• Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống
điều khiển tự động thông thường;
• Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động;

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
• Nhân viên vận hành hệ thống điện
• Nhân viên lắp ráp thi công hệ thống điện
• Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì được các thiết bị điện

GIÁ TRỊ BẰNG CẤP
• Bằng Trung cấp.
• Người học đạt trình độ bậc 4 theo khung trình độ Quốc gia Việt Nam.




ĐIỆN CÔNG NGHIỆP